CẨM NANG  Cẩm nang Digital Marketing

USP là gì? Các bước thiết lập USP hiệu quả cho sản phẩm

14:22 | 27/03/2024
Có lúc nào bạn tự hỏi tại sao một số sản phẩm hoặc dịch vụ lại nổi bật giữa đám đông so với những cái khác không? Câu trả lời có thể nằm ở khái niệm USP. Vậy USP là gì và làm sao để thiết lập USP hiệu quả cho sản phẩm. Hãy cùng Vinalink tìm hiểu nhé!

1. USP là gì?

USP là viết tắt của 3 từ “Unique Selling Proposition" hay “Unique Selling Point”, tạm dịch là “điểm bán hàng độc đáo”. Thuật ngữ USP được tạo ra bởi Rosser Reeves từ những năm 1960. Trong cuốn sách bán chạy nhất năm 1961 của ông, Reality In Advertising, Reeves giải thích rằng USP có ba phần chính:[1]

  • Mỗi quảng cáo phải đưa ra một đề xuất: Hãy mua sản phẩm này và bạn sẽ nhận được những lợi ích này.
  • Đề xuất phải là duy nhất: Điều gì đó mà đối thủ cạnh tranh của bạn không có, không thể hoặc sẽ không đưa ra.
  • Đề xuất này phải bán được: Nó phải là thứ mà khách hàng tiềm năng thực sự mong muốn; nó lôi kéo, thuyết phục họ mua sản phẩm của bạn.

Nói tóm lại, USP chính là miêu tả 1 đặc tính nổi bật độc nhất trong sản phẩm của bạn, giúp nó đứng vững và vượt qua các đối thủ khác trên thị trường. Đây chính là một công cụ Marketing tuyệt vời để khẳng định vị trí và bán sản phẩm của bạn. 

Khái niệm USP là gì
Khái niệm USP là gì

2. Vai trò của USP

Một USP rõ ràng được xem như một công cụ hiệu quả giúp bạn định hình và tập trung vào các mục tiêu Marketing để thành công trong việc xây dựng nhận diện thương hiệu và sản phẩm. Từ đó thu hút khách hàng biết đến mình hơn, tăng tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu bán hàng.

USP truyền đạt những lợi ích độc đáo cho người tiêu dùng thường xuyên, và là một phần không thể thiếu trong chiến lược xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp, giúp cho chiến dịch Marketing tạo ấn tượng tích cực và đáng nhớ trong lòng khách hàng.

Vai trò của USP
Vai trò của USP

Bạn có thể phân biệt được sản phẩm và doanh nghiệp của bạn so với các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, nếu bạn không truyền đạt rõ ràng cho khách hàng tiềm năng của mình thông qua các kênh truyền thông của mình, điều đó không tạo ra sự khác biệt. Đó là lý do tại sao doanh nghiệp cần xác định USP của mình – tức là xác định điểm riêng biệt độc nhất mà họ mang lại.

3. 5 Bước thiết lập USP hiệu quả cho sản phẩm

Sau khi đã biết và hiểu rõ USP sản phẩm là gì cũng như vai trò của nó. Phần tiếp theo của bài viết sẽ hướng dẫn cụ thể cho bạn làm sao để tạo ra một USP hiệu quả cho sản phẩm. Cùng đi vào những bước chi tiết sau đây:

Bước 1: Nghiên cứu thị trường mục tiêu

Trước tiên, bạn cần bắt đầu với việc nghiên cứu thị trường. Phân tích xu hướng thị trường, sự phát triển của ngành, và các yếu tố khác liên quan. Bạn cần hiểu biết sâu về lĩnh vực kinh doanh và khách hàng của mình để có cái nhìn bao quát và hướng đi đúng đắn.

  • Tầm nhìn tổng thể: Giúp bạn có cái nhìn sâu sắc về bối cảnh của sản phẩm. Bao gồm việc xác định kích thước của thị trường, theo dõi các xu hướng phát triển và các yếu tố ảnh hưởng.
  • Phân đoạn thị trường: Xác định rõ các đối tượng mục tiêu cụ thể mà bạn muốn tiếp cận. Ai là đối tượng mục tiêu của bạn? Nhu cầu của họ như thế nào? Hiểu rõ từng phân đoạn thị trường sẽ giúp bạn tạo ra USP chính xác hơn.
Nghiên cứu thị trường mục tiêu
Nghiên cứu thị trường mục tiêu

Bước 2: Thấu hiểu nhu cầu khách hàng

Sau khi đã nắm bắt được đối tượng khách hàng, bạn cần hiểu rõ về nhu cầu của họ. Tìm hiểu những gì họ thực sự cần và muốn từ sản phẩm của bạn, điều gì thúc đẩy họ mua hàng, tại sao họ nên chọn bạn giữa vô vàn thương hiệu khác. USP bạn tạo ra phải thực sự giải quyết vấn đề của họ.

Thực hiện các cuộc khảo sát, phỏng vấn khách hàng, hoặc theo dõi phản hồi từ các kênh truyền thông xã hội để hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng.

Thấu hiểu nhu cầu khách hàng
Thấu hiểu nhu cầu khách hàng

Bước 3: Phân tích kỹ đối thủ cạnh tranh

Tiếp đến, bạn cần phải biết những gì đối thủ của bạn đang cung cấp và điều gì làm họ thành công. Phân tích sản phẩm và dịch vụ của đối thủ, điểm mạnh và điểm yếu của họ, chiến lược marketing và giá cả để có thể tận dụng xác định lợi thế cạnh tranh của bạn.

Bước 4: Hiểu rõ điểm mạnh độc đáo

Dựa trên thông tin thu thập được từ nghiên cứu thị trường, khách hàng, đối thủ, hãy xác định những điểm mạnh độc đáo của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
Điều này có thể là tính tiện ích, chất lượng, dịch vụ, giá cả hoặc bất kỳ yếu tố nào làm cho bạn nổi bật. Tìm ra những đặc điểm độc đáo, những tính năng hay lợi ích độc quyền mà chỉ sản phẩm của bạn mang lại. Hoặc nếu lợi ích này đã tồn tại, hãy làm cho nó tốt hơn so với đối thủ. 

Hiểu rõ điểm mạnh độc đáo

Bước 5: Giữ gìn và phát triển điểm khác biệt

Sau khi đã xác định được USP của sản phẩm, hãy đảm bảo rằng bạn giữ gìn và phát triển nó theo thời gian. Thị trường và khách hàng có thể thay đổi không ngừng. Vì vậy cần liên tục cập nhật và cải thiện USP để nó vẫn hấp dẫn và theo kịp với thị trường. Hãy lắng nghe và dựa trên phản hồi từ khách hàng để điều chỉnh USP kịp thời. 

Hy vọng những thông tin trên từ Vinalink đã giúp bạn làm rõ khái niệm USP là gì, vai trò của nó ra sao và làm thể nào để thiết lập một USP hiệu quả. Bằng cách này, sản phẩm của bạn có thể nổi bật so với vô vàn sản phẩm khác trên thị trường. Hãy thực hiện các bước trên kỹ càng để đảm bảo rằng USP của bạn thực sự là một yếu tố khác biệt và hấp dẫn đối với khách hàng.

Call Zalo Messenger