CẨM NANG  Cẩm nang Digital Marketing

Mô hình B2B là gì? Chiến lược kinh doanh hiệu quả cho mô hình B2B

19:25 | 19/04/2024
Mô hình B2B là thuật ngữ khá phổ biến trong hoạt động kinh doanh. Vậy B2B là gì và vai trò của nó ra sao? Có những loại mô hình doanh nghiệp B2B nào? Tất tần tật về B2B sẽ được cung cấp chi tiết trong bài viết dưới đây của Vinalink. Cùng tìm hiểu nhé!

1. Mô hình B2B là gì?

B2B là viết tắt của "Business to Business", là một hình thức kinh doanh, giao dịch giữa các doanh nghiệp. Các giao dịch B2B thường diễn ra trên các nền tảng thương mại điện tử. Một số trường hợp giao dịch phức tạp có thể được thực hiện thông qua các hợp đồng, báo giá và thỏa thuận trực tiếp giữa các bên.

Mô hình B2B là gì

Nhiều doanh nghiệp lựa chọn mô hình kinh doanh này bởi những lợi ích lớn như hiệu quả, hiệu suất làm việc cao hơn và có độ tin cậy. Với sự phát triển của kinh tế thương mại, mô hình kinh doanh B2B trở nên phổ biến hơn trong giao tiếp giữa các doanh nghiệp. Sự phát triển này thể hiện qua sự gia tăng của các website thương mại dành cho doanh nghiệp.

Theo thống kê gần đây từ các dịch vụ thiết kế website, tỷ lệ các website dành cho tổ chức và doanh nghiệp đã tăng từ 75,4% lên 84,8% trong 2 năm qua và dự kiến sẽ tiếp tục tăng mạnh trong tương lai. 

Mô hình kinh doanh B2B không chỉ là một phương thức kinh doanh hiệu quả mà còn mang lại nhiều lợi ích quan trọng doanh nghiệp, đồng thời đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế.

2. Vai trò của mô hình kinh doanh B2B

B2B có một quy trình mua hàng độc lập riêng khác biệt hoàn toàn so với các mô hình kinh doanh khác. Điều này giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và mang lại nhiều cơ hội hợp tác đa dạng hơn cho các doanh nghiệp.

Mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế đều đóng vai trò là một mắt xích nhỏ trong hệ thống tổng thể của nền kinh tế. Hợp tác với một doanh nghiệp sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác với nhiều đơn vị khác trong cùng lĩnh vực và các lĩnh vực hỗ trợ. Đặc biệt là khi bạn đã xây dựng được uy tín đối với các đối tác của mình.

Vai trò của mô hình kinh doanh B2B

Ngoài ra, giao dịch giữa các doanh nghiệp loại bỏ các yếu tố cảm xúc cá nhân, và thay vào đó tập trung vào lợi ích tập thể và có cơ sở logic cao hơn. Do đó, hiệu quả của việc hợp tác kinh doanh cũng được nâng cao.

Vì vậy, khi đối tượng khách hàng của bạn là các doanh nghiệp, hãy bỏ qua các yếu tố cảm xúc và chú trọng vào tính logic, tập trung vào đặc điểm và chức năng của sản phẩm. Đặc biệt là trong quá trình giao dịch trực tiếp.

3. Những lợi ích và cơ hội của doanh nghiệp B2B

Mô hình kinh doanh B2B mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho các doanh nghiệp:

  • Tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc giao tiếp với khách hàng: Khách hàng trong mô hình này là các doanh nghiệp khác, có sự chuyên nghiệp và kiến thức vững về sản phẩm, thị trường. Điều này giúp quá trình giao tiếp diễn ra một cách hiệu quả và dễ dàng hơn.
Những lợi ích và cơ hội của doanh nghiệp B2B
  • Giá trị của mỗi đơn hàng thường rất lớn: Doanh nghiệp B2B thường giao dịch các đơn hàng có giá trị cao và chứa đựng nhiều mặt hàng khác nhau, từ đó tăng cường lợi nhuận.
  • Thị trường có tính ổn định và dễ dự đoán hơn: Cả nhà cung cấp và khách hàng đều là các doanh nghiệp, quyết định mua bán được đưa ra dựa trên sự suy tính kỹ lưỡng, từ đó giúp dự đoán xu hướng thị trường một cách dễ dàng hơn.
  • Cho phép doanh nghiệp mở rộng thị trường linh hoạt: Nhờ vào tính đa dạng của các sản phẩm và dịch vụ, họ có thể phục vụ nhiều đối tác khác nhau và mở rộng thị trường kinh doanh.
  • Giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí: Từ tiếp thị đến phân phối và các chi phí liên quan đến đối tác trung gian.
Những lợi ích và cơ hội của doanh nghiệp B2B 2
  • Bảo mật thông tin cao: Các cam kết và thỏa thuận trong giao dịch B2B thường được ghi lại trong hợp đồng văn bản, giúp đảm bảo tính minh bạch và bảo mật của thông tin liên quan.
  • Nâng cao trải nghiệm của khách hàng: Doanh nghiệp có cơ hội làm việc trực tiếp với các khách hàng là doanh nghiệp, từ đó nắm bắt được nhu cầu và yêu cầu của họ và cung cấp dịch vụ tốt nhất.
  • Mở rộng kênh bán hàng: B2B cũng cho phép doanh nghiệp mở rộng kênh bán hàng thông qua sàn thương mại điện tử, tiếp cận khách hàng trên toàn cầu một cách dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, mô hình kinh doanh B2B cũng đồng thời mang đến nhiều thách thức và khó khăn:

  • Quy trình bán hàng phức tạp: Doanh nghiệp B2B phải đối mặt với các đối tượng khách hàng có yêu cầu cao và nghiêm ngặt về chất lượng, giá cả và chủng loại hàng hóa. Điều này đòi hỏi họ phải xây dựng một hệ thống bán hàng chuyên nghiệp và vững chắc từ khâu tìm kiếm, chăm sóc khách hàng đến sản xuất.
  • Giới hạn thị trường: Mặc dù có giá trị đơn hàng cao, nhưng doanh nghiệp B2B thường phải từ bỏ thị trường bán lẻ tiềm năng. Điều này có thể khiến họ mất đi một phần lợi nhuận lớn.
  • Cần có đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp: Việc tiếp cận và thuyết phục các khách hàng doanh nghiệp không dễ dàng, đòi hỏi sự chuyên nghiệp và tư duy chiến lược trong bán hàng.
Những lợi ích và cơ hội của doanh nghiệp B2B 3
  • Quyết định mua hàng mất nhiều thời gian: Các doanh nghiệp B2B thường phải trải qua các quy trình xem xét và phê duyệt phức tạp trước khi ra quyết định mua hàng, điều này khiến việc giao dịch thường mất nhiều thời gian hơn.

4. 4 mô hình kinh doanh B2B phổ biến hiện nay

Dựa vào cách thức hoạt động và bản chất kinh doanh, B2B được chia thành 4 loại như sau: 

4.1 Mô hình B2B trung gian

Trong mô hình này, người mua và người bán kết nối với nhau thông qua các sàn thương mại điện tử như Lazada, Tiki, TikTok Shop, Shopee,... Các sản phẩm được đăng lên website bởi người bán, và người mua có thể xem và đặt hàng, tất cả các hoạt động đều phải tuân thủ tiêu chuẩn và quy định của sàn.

Mô hình B2B trung gian

4.2 Mô hình B2B thiên bên mua

Ở Việt Nam ít khi gặp mô hình này nhưng nó lại khá phổ biến ở nước ngoài. Trong mô hình này, các công ty thường nhập hàng từ các nhà sản xuất, trong khi các công ty sản xuất sẽ đăng giá và phân phối sản phẩm trên website.

4.3 Mô hình B2B thiên bên bán

Đây là một mô hình phổ biến tại Việt Nam, trong đó một doanh nghiệp sở hữu và quản lý một trang thương mại điện tử, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cho các nhà bán lẻ hoặc các nhà sản xuất.

4.4 Mô hình B2B thương mại hợp tác

Mô hình này tập trung vào sự hợp tác giữa nhiều doanh nghiệp, thường xuất hiện dưới dạng các chợ điện tử, cộng đồng thương mại, sàn giao dịch internet, sàn giao dịch thương mại, chợ trực tuyến,...

5. Tổng quan về mô hình kinh doanh B2B tại Việt Nam

Với sự phát triển và hội nhập kinh tế toàn cầu, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế, đặc biệt là trong việc phát triển hình thức kinh doanh B2B. Các doanh nghiệp tại Việt Nam đã bắt đầu xây dựng các trang web riêng của họ và tham gia vào các sàn thương mại điện tử để tiếp cận gần hơn với khách hàng.

Có thể kể đến một số sàn thương mại điện tử nổi bật như Shopee, Lazada, TikTok Shop, Tiki,... 

Với nhiều hình thức bán hàng độc đáo và hấp dẫn cùng với các chương trình ưu đãi thú vị, các doanh nghiệp đã nhanh chóng tiếp cận và nhận được sự ủng hộ từ phía khách hàng. Tuy nhiên, do B2B ở Việt Nam vẫn còn đang mới mẻ, nên thường chỉ phát triển ở quy mô nhỏ và chưa thể khai thác hết tiềm năng cũng như ưu điểm của mô hình này.

Mặc dù có nhiều tiềm năng, nhưng mô hình B2B vẫn phải đối diện với một số trở ngại trong quá trình phát triển như:

  • Truyền thông còn yếu
  • Giao diện website và cơ sở hạ tầng kỹ thuật chưa đủ tiên tiến, làm giảm tính thân thiện và tính năng hấp dẫn để tăng trải nghiệm người dùng.
Tổng quan về mô hình kinh doanh B2B tại Việt Nam
  • Tương tác giữa khách hàng và doanh nghiệp còn yếu: Đặc biệt là ở khâu xử lý phản hồi từ phía khách hàng.
  • Thiếu tính minh bạch trong việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng,...

Mặc dù vẫn còn nhiều hạn chế, nhưng không thể phủ nhận rằng mô hình kinh doanh B2B đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế. Trong tương lai, có thể dự đoán rằng B2B sẽ ngày càng được ưa chuộng hơn tại Việt Nam.

Vinalink vừa cung cấp cho bạn những thông tin tổng quan nhất về mô hình B2B. Từ khái niệm đến vai trò và những ưu nhược điểm của B2B. Việc hiểu rõ về mô hình này không chỉ giúp doanh nghiệp tận dụng được các cơ hội thị trường mà còn giúp tạo ra một môi trường kinh doanh bền vững và phát triển. Chúc các bạn phát triển mô hình doanh nghiệp B2B của mình thành công! 

Call Zalo Messenger