CẨM NANG  Cẩm nang Digital Marketing

Brand Marketing là gì? Công việc và những kỹ năng cần có

13:17 | 27/03/2024
Trên hành trình học Marketing, ắt hẳn nhiều người đã thắc mắc Brand Marketing là gì? Hãy cùng chúng tôi khám phá về Brand Marketing và những cơ hội mà nó mang lại. Trong kinh doanh ngày nay, hiểu rõ về Brand Marketing sẽ giúp sản phẩm của doanh nghiệp tiếp cận đến nhiều người hơn.

1. Brand Marketing là gì?

Trước hết, chúng ta cần hiểu brand là gì? Brand là thương hiệu. Vậy Brand Marketing, hay tiếp thị thương hiệu, là một hoạt động tiếp thị chủ yếu dựa trên chiến lược quảng bá, nhằm nâng cao độ nhận diện của thương hiệu trong khoảng thời gian ngắn hoặc dài hạn. Nó không chỉ đơn thuần là việc quảng cáo sản phẩm hay dịch vụ, mà còn là việc kể một câu chuyện, tạo ra sự yêu thích xung quanh sản phẩm để tạo nên ấn tượng mạnh mẽ, nhấn mạnh toàn diện hình ảnh thương hiệu.

Brand Marketing bao gồm xác định giá trị cốt lõi của thương hiệu, xây dựng thông điệp sáng tạo và phù hợp với đối tượng mục tiêu, cùng với áp dụng các kênh và công cụ quảng cáo phù hợp. Một trong những biểu hiện rõ nhất của việc làm Brand Marketing thành công là sự tin tưởng và sử dụng liên tục của người tiêu dùng trong thời gian dài.

Brand Marketing là tiếp thị thương hiệu
Brand Marketing là tiếp thị thương hiệu

Lưu ý, Brand Marketing không chỉ định hình lại hình ảnh của thương hiệu mà còn định hình lại cả sản phẩm. Theo luận điểm "thương hiệu chính là đỉnh cao của sản phẩm", Brand Marketing là hệ thống tiếp thị toàn diện nhất hiện nay.

2. Sự khác nhau giữa Trade Marketing và Brand Marketing

Brand Marketing và Trade Marketing luôn đi song hành hỗ trợ nhau để tạo ra doanh số cho doanh nghiệp. Tuy có vẻ giống nhau nhưng cả hai đều có điểm riêng biệt:

 

Brand Marketing

Trade Marketing

Mục tiêu

Xây dựng, quảng bá, và duy trì hình ảnh thương hiệu trong tâm trí của khách hàng.

Tăng doanh số qua các kênh phân phối

Đối tượng

Khách hàng cuối

Nhà phân phối

Vai trò

Xây dựng lòng tin, nhận diện thương hiệu, và thiết lập một liên kết tâm lý với khách hàng, nhằm tăng cường nhận thức về thương hiệu.

Tối ưu hóa việc tiếp thị sản phẩm trên kênh phân phối để tạo động lực bán hàng cho đối tác phân phối.

Kênh hoạt động

Tận dụng các phương tiện quảng cáo truyền thông, tổ chức sự kiện, kênh truyền thông và nội dung truyền thông để thúc đẩy hiệu suất tiếp thị.

Xây dựng và quản lý quan hệ với đối tác phân phối để tạo dựng chương trình khuyến mãi, giảm giá và quảng cáo trong cửa hàng.

Vậy, Brand Marketing tập trung vào quảng bá sản phẩm hướng tới khách hàng mục tiêu trong khi Trade Marketing hướng đến tăng doanh số qua các kênh phân phối và xây dựng mối quan hệ với nhà phân phối. Trong 1 tổ chức lớn, đây là hai phòng ban riêng nhưng có phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau trong công tác Marketing của doanh nghiệp.

Brand Marketing khác gì Trade Marketing?
Brand Marketing khác gì Trade Marketing?

3. Công việc của một Brand Marketing

Cấp chuyên viên 

Với vai trò chuyên viên Brand Marketing, nhiệm vụ chính bao gồm:

  • Nghiên cứu và phân tích các dữ liệu liên quan đến đối thủ cạnh tranh, thị trường, và khách hàng mục tiêu để đề xuất các phương án phát triển thương hiệu tiếp theo và báo cáo đến cấp quản lý.
  • Theo dõi và báo cáo ngân sách được sử dụng cho chiến lược thương hiệu, thường làm theo các giai đoạn ngắn hạn như theo tháng, theo quý hoặc theo năm.
  • Xây dựng kế hoạch bộ nhận diện thương hiệu như logo, slogan, màu sắc, hình ảnh, nhân vật đại diện cho các sản phẩm và dịch vụ mới.
  • Quản lý các kênh truyền thông của sản phẩm hoặc doanh nghiệp, bao gồm các kênh mạng xã hội và website.
  • Liên lạc và hợp tác với các phương tiện truyền thông như báo chí, truyền hình, và đài phát thanh để triển khai các hoạt động.

Cấp quản lý

Đối với chức vụ Brand Manager, công việc sẽ bao gồm những nhiệm vụ sau:

  • Báo cáo trực tiếp kế hoạch và kết quả hoạt động thương hiệu với ban giám đốc hoặc các đối tác quan trọng của doanh nghiệp.
  • Xây dựng mục tiêu và chiến lược dài hạn cho thương hiệu, đồng thời là người quyết định cuối cùng cho các hướng đi chiến lược.
  • Thực hiện nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch chi tiết, và báo cáo lên cấp giám đốc để triển khai kế hoạch.
  • Đảm bảo các hoạt động được triển khai đúng theo kế hoạch và theo đúng tiến độ, cả trong nội bộ và trong quan hệ với các đối tác.
  • Quản lý nguồn ngân sách dành cho các hoạt động thương hiệu trong dài hạn.
  • Đảm bảo quản lý hiệu quả về nhân sự cho phòng ban của mình.

Làm Brand Marketing yêu cầu công việc nghiên cứu

4. Những kỹ năng cần có của một Brand Marketing 

Để trở thành một chuyên viên Brand Marketing, mỗi người cần trau dồi những kỹ năng như sau:

4.1 Kỹ năng phân tích đối thủ 

Để nghiên cứu về đối thủ, người làm Brand Marketing cần xem xét toàn bộ thông tin liên quan đến quản lý thương hiệu của các đối thủ cạnh tranh. Thông tin này thường được phân loại thành ba loại chính:

  • Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Đây là những doanh nghiệp có sản phẩm tương đồng với sản phẩm của doanh nghiệp trong cùng ngành hàng. Ví dụ như Hảo Hảo, Omachi, Kokomi, 3 miền… các sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với nhau trong ngành mì tôm ăn liền.
  • Đối thủ cạnh tranh gián tiếp: Những doanh nghiệp này có sản phẩm khác nhau nhưng giải quyết được vấn đề của khách hàng mục tiêu của bạn. Ví dụ như nước ngọt Mirinda, sản phẩm đóng lon giải khát, trong khi vẫn có nhiều sản phẩm khác như các chuỗi cà phê như Highlands hoặc trà đóng gói, đều có khả năng đáp ứng nhu cầu giải khát của người tiêu dùng.
  • Đối thủ cạnh tranh trong tiềm thức: Thường xuyên dựa trên quan điểm của người tiêu dùng. Ví dụ, nhiều người có thể xem xét việc thay vì mua cà phê để tỉnh táo, họ có thể chuyển sang sử dụng nước tăng lực hoặc nước chè.

4.2 Kỹ năng định vị thương hiệu

Quá trình định vị thương hiệu của doanh nghiệp đòi hỏi việc thu thập thông tin quan trọng từ phân tích cạnh tranh, từ đó tạo một thông điệp ngắn gọn và độc đáo, nổi bật so với các đối thủ.

Định vị thương hiệu bao gồm ba yếu tố chính:

  • Khán giả (Audience): Nhóm đối tượng hoặc khán giả mà thương hiệu muốn nhắm đến và giành được sự quan tâm và tiếp cận từ họ.
  • Giá trị mang lại (Value props): Những giá trị mà thương hiệu mang đến cho khách hàng, là những điểm mạnh và độc đáo mà khác biệt so với các đối thủ.
  • Cách giao tiếp và nhân vật (Voice and persona): Phong cách và cách thương hiệu "giao tiếp" với khách hàng, tạo ra một bức tranh nhận diện và ấn tượng về thương hiệu.

Trong khi phân tích cạnh tranh chủ yếu là quá trình dựa trên dữ liệu, việc định vị thương hiệu là một nhiệm vụ sáng tạo hơn, trong đó tính độc đáo đóng vai trò quan trọng như một yếu tố chìa khóa.

Định vị thương hiệu đòi hỏi người làm am hiểu thị trường sâu sắc
Định vị thương hiệu đòi hỏi người làm am hiểu thị trường sâu sắc

4.3 Kỹ năng xây dựng chiến lược

Một chuyên gia Branding Marketing có kiến thức và kinh nghiệm sâu rộng về chiến lược thương hiệu sẽ xây dựng các nguyên tắc tổng thể. Qua đó, họ đảm bảo việc lập kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn nhằm hỗ trợ vị thế thương hiệu cả trong thời điểm hiện tại và trong tương lai.

Ví dụ, thương hiệu Maybelline, khi quảng cáo dòng son lì mới, đã cho ra mắt MV với sự kết hợp của 3 Influencers tlinh, Naomi và Yến Ji trên nền nhạc hiphop. Chưa dừng lại ở đó, chiến dịch còn tiếp tục trên nền tảng TikTok để tăng nhận diện và dùng thử sản phẩm. 

4.4 Kỹ năng quản lý thương hiệu

Để xây dựng một chiến lược thương hiệu hoàn hảo, cần phải có tư duy toàn diện, kết hợp cả những công việc tư duy chi tiết. Các chuyên viên Brand Marketing cần sở hữu kỹ năng quản lý thương hiệu, tập trung vào việc áp dụng nguyên tắc thương hiệu tại cấp độ từng bộ phận và từng trường hợp cụ thể.

Trong lĩnh vực Branding Marketing, những câu hỏi cụ thể thường được đặt ra như:

  • Mục đích của việc hợp tác với KOL là gì và làm thế nào nó có thể tăng cường uy tín thương hiệu?
  • Diễn viên trong quảng cáo với thông điệp của chiến dịch đã đảm bảo sự nhất quán và hiệu quả chưa?
  • Việc chọn lựa logo, màu sắc, hoặc thông điệp cụ thể có phản ánh tốt nhất cảm nhận và tạo ấn tượng tích cực đối với đối tượng khách hàng hay không?
Quản lý thương hiệu đòi hỏi người làm luôn để ý các chi tiết
Caption

4.5 Kỹ năng quản lý dự án

Chuyên viên Branding Marketing đảm bảo sự liên tục trong mọi giai đoạn của dự án, từ quá trình lập kế hoạch đến đo lường hiệu suất truyền thông. Điều này đòi hỏi sự sở hữu kỹ năng quản lý dự án và khả năng tư duy hệ thống một cách logic.

Quy trình cụ thể và các tham số có thể phân chia rõ ràng là yếu tố quan trọng, vì nếu không có chúng, tình hình có thể trở nên rối bời và khó kiểm soát.

Kỹ năng này đặc biệt quan trọng do chuyên viên Brand Marketing thường phải tương tác với nhiều bên liên quan, từ những người thiết kế đồ họa, người tạo nội dung,... đến đối tác quảng cáo và khách hàng của thương hiệu.

5. Làm Brand Marketing thu nhập bao nhiêu?

Dựa trên thông tin cung cấp bởi nhiều nhà tuyển dụng đến từ nhiều công ty khác nhau, mức thu nhập trung bình cho các vị trí trong lĩnh vực Brand Marketing có sự biến động như sau:

  • Thực tập sinh: Từ 2 đến 3 triệu đồng.
  • Sinh viên mới ra trường hoặc chưa có kinh nghiệm: Khoảng 5 đến 8 triệu đồng.
  • Chuyên viên Brand Marketing với 1-2 năm kinh nghiệm: Khoảng 10 đến 15 triệu đồng.
  • Brand Manager có kinh nghiệm từ 3-5 năm: Khoảng 14 đến 22 triệu đồng.
  • Brand Manager với kinh nghiệm trên 5 năm: Lên đến 27 triệu đồng.

Đối với những chuyên viên Brand Marketing tại các công ty lớn, đặc biệt là những người đạt được hiệu suất xuất sắc, mức thu nhập có thể tăng lên từ 20% đến 50% so với những con số thống kê cơ bản trên.

Mức thu nhập của Brand Marketing trên thị trường khá cao
Mức thu nhập của Brand Marketing trên thị trường khá cao

Chúng tôi hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ có cho mình nhiều kiến thức về Brand Marketing là gì. Để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin hữu ích nào, đừng quên truy cập Vinalink để cập nhật những kiến thức và xu hướng mới nhất về Digital Marketing và các lĩnh vực liên quan.

Call Zalo Messenger