CẨM NANG  Cẩm nang về chiến lược

Chiến lược marketing mix là gì? Các chiến lược marketing mix phổ biến

00:31 | 22/04/2024
Bạn đang tìm kiếm chiến lược marketing hiệu quả để thu hút khách hàng và tăng doanh thu? Marketing Mix chính là chìa khóa giúp bạn đạt được mục tiêu đó. Vậy cụ thể chiến lược Marketing Mix là gì, vai trò của nó ra sao và các chiến lược phổ biến của Marketing Mix là gì? Hãy cùng Vinalink tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây nhé! 

Marketing mix là gì?

Chiến lược Marketing Mix, hay còn gọi là chiến lược Marketing hỗn hợp, là một chiến lược toàn diện, tập hợp các công cụ và chiến thuật Marketing nhằm tác động và thu hút khách hàng hiệu quả. Nó đóng vai trò then chốt trong việc đưa sản phẩm/dịch vụ đến tay người tiêu dùng, góp phần gia tăng doanh thu và khẳng định vị thế thương hiệu trên thị trường.

Marketing mix là gì?

Khái niệm chiến lược Marketing Mix được giới thiệu lần đầu tiên bởi giáo sư James Culliton từ Đại học Harvard vào năm 1948. Sau đó, E. Jerome McCarthy đã phát triển và phổ biến nó rộng rãi hơn, đặt nền móng cho mô hình 4P nổi tiếng. 

Vai trò của marketing mix 

Dù chiến lược của bạn có mục tiêu ngắn hạn hay dài hạn thì việc xây dựng và triển khai Marketing Mix chính là kim chỉ nam dẫn bạn đến thành công. Bằng cách xác định giá trị cốt lõi và khéo léo đáp ứng nhu cầu khách hàng, Marketing Mix giúp bạn tạo nên sự kết hợp hoàn hảo giữa sản phẩm, khuyến mãi, giá cả,... tạo nên lợi thế cạnh tranh vượt trội so với đối thủ.

Tuy nhiên,Marketing Mix chỉ có hiệu quả khi nó được theo dõi và điều chỉnh liên tục dựa trên thông tin cập nhật về thị trường và xu hướng mới nhất. Nhu cầu khách hàng luôn thay đổi theo thời gian, do vậy, bạn cũng cần điều chỉnh chiến lược sao cho phù hợp với thị hiếu ở thời điểm đó.

Vai trò của marketing mix

Chỉ khi thực hiện từng bước trong chiến lược Marketing Mix, bạn mới có thể thấu hiểu ý kiến và hành vi mua hàng của khách hàng. Nắm bắt được điều này, bạn sẽ tạo dựng được độ nhận diện thương hiệu cao bằng cách linh hoạt đáp ứng nhu cầu của họ.

Các chiến lược marketing mix phổ biến

Marketing mix 4P là một mô hình đầu tiên. Theo thời gian, mô hình này đã bổ sung thêm nhiều P mới và phát triển thành 7P, 9P. 

Ngoài ra, còn có sự xuất hiện của mô hình 4C và 3C. Hãy cùng điểm qua ngay nhé!.

Mô hình marketing mix 4P

Mô hình marketing mix 4P

Mô hình 4P là nền tảng của chiến lược Marketing Mix, bao gồm 4 yếu tố cốt lõi:

1. Product (Sản phẩm)

  • Sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp liệu có đáp ứng được nhu cầu của khách hàng không?
  • Cần thiết kế sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường, có thể sản xuất theo đơn đặt hàng, đa dạng loại sản phẩm và đảm bảo chất lượng.

2. Price (Giá cả)

  • Mức giá ảnh hưởng đến doanh số bán hàng và khả năng cạnh tranh trên thị trường.
  • Định giá cần dựa trên chi phí sản xuất, giá cạnh tranh và giá trị mà sản phẩm mang lại cho khách hàng.
  • Cần cân nhắc các phương thức thanh toán và chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng.

3. Place (địa điểm)

  • Kênh phân phối giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm và mua sản phẩm.
  • Lựa chọn kênh phân phối phù hợp như bán trực tiếp, qua nhà phân phối hoặc kênh online.
  • Quản lý hiệu quả các kênh phân phối để tối ưu hóa hiệu quả bán hàng.

4. Promotion (Quảng bá)

  • Promotion có vai trò giới thiệu, quảng bá sản phẩm đến khách hàng mục tiêu.
  • Các công cụ như: bán hàng cá nhân, quảng cáo và quan hệ công chúng,...
  • Doanh nghiệp cần lựa chọn phương thức truyền thông phù hợp để tiếp cận khách hàng mục tiêu hiệu quả.

Mô hình marketing mix 7P

7P được mở rộng từ mô hình 4P truyền thống bằng cách bổ sung 3 yếu tố:

1. People (Con người)

Trong marketing, khách hàng là trung tâm, và People ở đây đề cập đến khách hàng mục tiêu và người mua hàng.

Mô hình marketing mix 7P

Tuy nhiên, trong mô hình 7Ps, People còn là nhân sự đóng vai trò trực tiếp cung cấp dịch vụ cho khách hàng:

  • Thành viên của nhóm bán hàng
  • Nhân viên tiếp thị
  • Nhóm dịch vụ khách hàng
  • Đào tạo và phát triển kỹ năng
  • Tuyển dụng
  • Người quản lý

2. Process (Quy trình)

Process đề cập đến hệ thống quy trình mà doanh nghiệp sử dụng để cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng. Nó bao gồm tất cả các bước từ khâu tiếp nhận đơn hàng đến khâu giao hàng và hậu mãi:

  • Giao hàng đến tận nơi cho khách.
  • Quy trình phân phối từ đầu đến cuối.
  • Dịch vụ hỗ trợ khách hàng
  • Xử lý các vấn đề trong quá trình phân phối và các trường hợp khách không hài lòng với quy trình hoặc dịch vụ nhận được.
  • Phản hồi
  • Trả hàng và hoàn tiền
  • Chính sách và điều khoản: Các điều khoản và điều kiện áp dụng đối với khách hàng

3. Physical Evidence (Bằng chứng hữu hình)

Chữ "P" cuối cùng trong 7P là bằng chứng hữu hình. Yếu tố này đề cập đến các mặt hàng thực tế và các hình thức tương tác: sản phẩm, cửa hàng, biên nhận, bao bì, túi xách và các mặt hàng có nhãn hiệu khác có thể nhìn thấy và chạm vào.

Mô hình 9P trong marketing

9P được đưa ra bởi chuyên gia Tiếp thị và Quảng cáo, Larry Steven Londre vào năm 2007. Việc này xuất phát từ ý tưởng về việc xây dựng một cấu trúc Marketing linh hoạt và thích nghi với những điều kiện kinh doanh mới. 

Mô hình 9P có thêm 3 yếu tố:

1. Partners (Đối tác)

Để tạo giá trị và cung cấp sản phẩm cho khách, các nhà tiếp thị cần sự hỗ trợ từ các bộ phận khác trong tổ chức và từ các đối tác bên ngoài công ty. 

Mô hình 9P trong marketing

  • Với các đối tác bên ngoài, việc hợp tác mật thiết giúp công ty phân bổ nhiều nguồn lực hơn. Để duy trì mối quan hệ lâu dài, hai bên cần đồng thuận về tầm nhìn và lộ trình, bảo đảm quyền lợi và mục tiêu chung. Đồng thời, việc giao tiếp hiệu quả giữa các bên giúp đảm bảo tiến trình công việc diễn ra suôn sẻ nhất.
  • Với các phòng ban nội bộ, doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống truyền thông hiệu quả để chia sẻ thông tin và cập nhật nhanh chóng. Văn hóa hỗ trợ và cùng nhau phát triển chung cũng nên được doanh nghiệp phát huy.
  • Trong quá trình lập kế hoạch, nhà quản lý tiếp thị cần xác định rõ nhiệm vụ nào cần sự hỗ trợ từ các bộ phận khác trong công ty, cách kết nối ra sao và ai là người đảm nhiệm.

2. Presentation (Sự hiện diện trước công chúng) 

  • Hình ảnh thương hiệu phản ánh nhận thức của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ dựa trên trải nghiệm cá nhân. Cách doanh nghiệp thể hiện thương hiệu trước công chúng ảnh hưởng trực tiếp đến cảm xúc và  hành vi mua hàng của người tiêu dùng.
  • Quá trình xây dựng hình ảnh thương hiệu liên quan chặt chẽ đến 8P còn lại. Thể hiện qua các yếu tố như logo, slogan, trang trí cửa hàng, hay phong cách phục vụ,...
  • Presentation còn đề cập đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và cách họ ứng phó với các vấn đề xã hội. Việc này ảnh hưởng trực tiếp đến cách truyền thông và người tiêu dùng nhìn nhận về thương hiệu. Vì vậy doanh nghiệp cần cân bằng giữa mục tiêu kinh tế và lợi ích chung của xã hội.
  • Tạo niềm tin giữa khách hàng và thương hiệu là một quá trình dài. Do đó, doanh nghiệp cần quản trị cẩn thận mọi yếu tố ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu.
  • Một hình ảnh thương hiệu tích cực không chỉ tạo ra sự gắn kết với khách hàng hiện tại mà còn thu hút khách hàng mới, tăng doanh số bán hàng và duy trì lòng trung thành của khách hàng trong dài hạn.

3. Passion (Niềm đam mê với thương hiệu)

Trong môi trường cạnh tranh hiện nay, niềm đam mê của khách hàng đối với thương hiệu trở thành yếu tố ổn định nhất, vượt qua công năng và giá cả.

Mô hình 9P trong marketing

Các nhà tâm lý đã chỉ ra cảm xúc "đam mê" là một yếu tố kết nối mạnh mẽ và động lực tích cực, không chỉ đối với các nhà lãnh đạo và nhân viên mà còn ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng.

Niềm đam mê được lan tỏa từ bên trong doanh nghiệp, đối tác và các bên liên quan sẽ giúp tăng giá trị lợi nhuận và uy tín thương hiệu. Để phát huy sức mạnh này, nhiều doanh nghiệp đã tích hợp Passion vào ngay trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp và giá trị cốt lõi.

Mô hình 4C

Mô hình 4C bao gồm: 

  • Customer: Cung cấp giải pháp phù hợp cho khách.
  • Cost: Chi phí liên quan đến khách hàng.
  • Convenience: Tạo sự tiện lợi cho khách.
  • Communication: Xây dựng và duy trì các kênh giao tiếp hiệu quả.

Tuy cùng là mục đích “kích” sales, trong khi 4P tập trung chủ yếu vào người bán thì mô hình 4C lại lấy người tiêu dùng làm trọng tâm.

Áp dụng mô hình 4C có thể mang lại lợi ích về lâu dài cho doanh nghiệp. Bởi nó yêu cầu marketer phải thực sự hiểu rõ người dùng trước khi phát triển sản phẩm. 

Mô hình 3C

3C là mô hình được phát triển bởi Kenichi Ohmae, nhà hoạch định chiến lược nổi tiếng người Nhật. 

Mô hình 3C trong marketingMô hình này được sử dụng để đánh giá mức độ thành công của thị trường thông qua 3 yếu tố chính:

  • Customer: Khách hàng
  • Competitor: Doanh nghiệp
  • Company: Đối thủ cạnh tranh

Trên đây là những thông tin chi tiết về chiến lược Marketing Mix mà Vinalink muốn chia sẻ đến bạn. Có rất nhiều mô hình Marketing Mix, do đó doanh nghiệp cần nghiên cứu và lựa chọn chiến lược phù hợp nhất với mục tiêu và nguồn lực của mình. Áp dụng chiến lược Marketing Mix hiệu quả sẽ giúp bạn tăng doanh thu, lợi nhuận và nâng cao giá trị thương hiệu.

Call Zalo Messenger