CẨM NANG  Cẩm nang SEO

Sơ đồ trang web là gì? Làm cách nào để thiết lập Sơ đồ website?

21:39 | 11/01/2024
Sơ đồ Website hay cấu trúc Website hiểu đơn giản là một tệp dữ liệu chứa thông tin của các trang, video, hình ảnh, bài viết …. Sơ đồ Website thường được biết đến với tên gọi khác là sitemap. Thông qua Sitemap bạn có thể thấy rõ được mối liên hệ giữa các thành phần trên trang. Vậy làm thế nào để thiết lập sitemap? Thân mời bạn cùng Vinalink Agency tìm hiểu trong nội dung bài viết sau.

1. Sơ đồ trang web là gì?

Sơ đồ Website hay sitemap được Google định nghĩa [1] là “một tệp nơi bạn cung cấp thông tin về các trang, video và các tệp khác trên trang web của mình cũng như mối quan hệ giữa chúng …” . Có thể nói, sơ đồ Website tương tự như bản vẽ chỉ dẫn đường đi mà trên đó mỗi điểm đến là một trang thông tin cụ thể. 

Sơ đồ trang web là gìCó thể nói sitemap góp phần cải thiện khả năng truy cập cũng như thu thập thông tin trên Website. Điều này giúp Website trở nên thân thiện hơn với cả người dùng và bot Google. Sơ đồ trang Web có thể được phân thành 2 loại chính bao gồm:

  • Sơ đồ trang web dành cho người dùng: Bao gồm các trang hay danh mục sản phẩm được tổ chức liên kết với nhau theo cách mà người dùng dễ dàng tìm thấy thông tin nhất.
  • Sơ đồ trang web dành cho máy tìm kiếm:  Đây là một tập tin XML chứa danh sách các URL trong một website. Sơ đồ này giúp Bot Google hiểu rõ hơn về cấu trúc Website cũng như thu thập dữ liệu một các hiệu quả hơn.

Sitemap vô cùng quan trọng cho cả người dùng và bot tìm kiếm trong việc tra cứu và tìm hiểu website

2. Khi nào cần một sơ đồ trang web?

Như đã trình bày trong một số bài viết trước đây Google cực kỳ yêu thích sự liên kết. Do vậy việc dụng sơ đồ trang sẽ giúp Google khám phá được hầu hết các trang của bạn. Vậy khi nào cần một sơ đồ trang Web? Dưới đây là một số ví dụ điển hình dành cho bạn:

2.1 Trang web lớn

Phần lớn những trang Web có quy mô lớn, có đa dạng sản phẩm hay quá nhiều bài viết blog … thì việc sở hữu sitemap giúp hệ thống hóa thông tin một cách gọn gàng hơn. Điều này phần nào đảm bảo các trang quan trọng sẽ không bị bỏ sót trong quá trình Google crawl dữ liệu. Ngoài ra việc phân bố sơ đồ Website thành từng hạng mục còn giúp bạn dễ dàng quản lý và tiến hành audit nội dung khi cần thiết hơn. 

Bạn nên có sitemap nếu website lớn, nhiều trang con khác nhau

2.2 Nội dung lưu trữ lớn

Tips hay dành cho những Website có nội dung lưu trữ lớn chính là phân chia sitemap càng cụ thể càng tốt. Bạn có thể chi sơ đồ trang Blog thành từng tháng để giúp máy tìm kiếm theo dõi những cập nhật và thêm nội dung mới một cách hiệu quả hơn.

Thông thường những Website thương mại điện tử có từ 1000 sản phẩm trở lên hay các site thông tin, kiến thức … thì việc chia sitemap càng chi tiết sẽ càng có lợi. Bởi Google hay các công cụ tìm kiếm khac sẽ ưu tiên cho những nội dung được tạo lặp mới nhất cũng như hạn chế việc bỏ sót dữ liệu của Website. 

Sitemap cực kỳ cần thiết với website có nội dung lưu trữ lớn

2.3 Không có hoặc ít liên kết ngoài trên trang web

Đối với những trang web không có hoặc có rất ít liên kết ngoài thì sitemap trở thành công cụ hữu ích để giúp Bot Google tìm thấy các trang của họ. Trong một số trường hợp, nếu không có sơ đồ trang thì một số trang hay danh mục có thể không bao giờ được thu thập dữ liệu. Điều này vô tình làm cho Website có tỷ lệ index thấp từ đó làm giảm sức mạnh của Domain.

2.4 Nội dung đa phương tiện

Website có nhiều nội dung đa phương tiện ở đây được hiểu là các site chứa nhiều hình ảnh, video hay tập âm thanh. Trong trường hợp này sitemap có thể giúp Website phân nhóm ra các mục nội dung một cách chính xác hơn. Điều này rất quan trọng bởi Bot Google không thể đọc hiểu các tệp hình ảnh hay âm thanh … mà không có thông tin bổ sung.

3. Lợi ích của Sơ đồ trang web

Một trong những lợi ích đầu tiên của sơ đồ Website là nó tối ưu cho SEO bởi Google có thể tìm thấy nội dung của Website bạn tốt hơn. Bên cạnh đó Sitemap còn có một số lợi ích khác như:

3.1 Google có thể tìm thấy bạn tốt hơn

Sitemap giống như một bản đồ chỉ dẫn, cho Google biết về tất cả các trang có sẵn trên website của bạn. Điều này giúp Google không bỏ sót bất kỳ trang nào quan trọng trong quá trình thu thập dữ liệu. Ngoài ra nó còn giúp tăng khả năng hiển thị cho các trang, đặc biệt là những trang ít được liên kết nội bộ vì Google có thể thu thập dữ liệu và hiển thị trong kết quả tìm kiếm tốt hơn. 

Ngooài ra bạn cũng có thể thiết lập mức ưu tiên của các trang trong sơ đồ trang web. Điều này giúp Google xác định những trang nào là quan trọng nhất và nên được xem xét trước trong quá trình thu thập dữ liệu. Bạn cũng có thể tận dụng đặc điểm này để tối ưu hóa hoạt động SEO của mình. 

Sitemap có thể giúp Google có thể tìm thấy bạn tốt hơn

3.2 Thu thập dữ liệu nhanh hơn trên các trang web

Khi bạn cung cấp sơ đồ Website đồng nghĩa với việc bạn đang giúp máy tìm kiếm xác định những trang nào là quan trọng và cần được thu thập dữ liệu trước. Điều này góp phần giúp việc thu thập dữ liệu diễn ra nhanh chóng hơn hay đúng với “ ý đồ” của SEOer.

Đặc biệt với những trang web lớn, nơi có thể chứa hàng nghìn trang thì việc cung cấp thông tin về các trang quan trọng sẽ hạn chế tỷ lệ bị bỏ sót khi crawl. Thường những trang ưu tiên sẽ có đinh kèm thẻ ưu tiên “ 1.0 “ để làm dấu hiệu nhận biết cho Bot Google.

Sitemap giúp thu thập dữ liệu nhanh hơn trên các trang web

3.3 Báo cáo tốt hơn

Sơ đồ trang web cũng cho phép bạn theo dõi hiệu quả của từng trang trên trang web của mình qua các công cụ như Google Search Console. Bạn có thể xem các trang nào đã được thu thập dữ liệu và xác định các vấn đề cụ thể có thể cản trở việc thu thập dữ liệu. Đây chính là tính năng cực kỳ có lợi, hỗ trợ bạn trong quán trình Audit content Website.

Sitemap giúp bạn thấy rõ được hiệu suất của trang

3.4 Khám phá

Đối với người dùng, sơ đồ trang web cung cấp một cái nhìn tổng quan và dễ hiểu về cấu trúc và nội dung của trang web. Điều này giúp họ dễ dàng tìm kiếm thông tin và khám phá các phần của trang web mà họ có thể chưa biết đến. Hiểu đơn giản, thông qua sơ đồ Website khách hàng có thể biết Website của bạn hoạt động trong lĩnh vực nào, đang kinh doanh mặt hàng nào hay cách thức liên hệ và các thông tin liên quan cần biết.

4. Tạo và gửi Sơ đồ trang web

Bạn có thể tạo sơ đồ Website bằng nhiều cách khác nhau như sử dụng Plugin hay chia sẻ nội dung với Google. Dưới đây là thông tin chi tiết về các cách thức tạo và gửi sơ đồ trang Web. 

4.1 Thế hệ

Bạn có thể sử dụng các công cụ tạo sơ đồ trang Web trực tuyến như: Screaming Frog SEO Spider; XML-Sitemaps.com; hay Yoast SEO,... để tạo sơ đồ trang Web tự động. Theo đó, bạn chỉ cần nhập URL của trang vào các công cụ kể trên để tạo sơ đồ trang web dưới dạng XML. 

Tuy nhiên khi lựa chọn công cụ, bạn nên xem xét yêu cầu cụ thể của trang web của mình ví dụ như kích thước của trang web, cấu trúc Website …Ngoài ra nếu bạn sử dụng Wordpress thì bạn hoàn toàn có thể dùng plugins để tạo tự động và cập nhật sơ đồ trang web cho bạn.

có nhiều công cụ sơ đồ trang Web trực tuyến như: Screaming Frog SEO Spider; XML-Sitemaps.com; hay Yoast SEO,...Đối với những trang web nhỏ hoặc nếu bạn muốn kiểm soát chặt chẽ hơn, bạn có thể tạo sơ đồ trang web bằng tay theo định dạng XML. Tuy nhiên việc này đòi hỏi kiến thức cơ bản về cấu trúc XML và cách trang web của bạn được tổ chức. Bạn cũng có thể nhờ coder hỗ trợ nội dung này để tránh gặp phải những lỗi không đáng có.
Một điểm lưu ý dành cho bạn đó chính là không nên để những trang no-index vào sitemap. Hiểu đơn giản đây là những trang bạn không muốn bị Google crawl nhưng vẫn “chỉ dẫn” đường để vào nhà. Điều này sẽ khiến Google đánh giá thấp Website của bạn.

4.2 Chia sẻ với Google

Trên thực tế phần lớn các SEOer đều chọn lựa việc chia sẻ với Google để xây dựng sơ đồ Website. Bạn có thể tham khảo một số cách tạo Sitemao được Google chia sẻ TẠI ĐÂY [2]. Bên cạnh đó bạn cũng có thể tham khảo cách submit sitemap thông quan Google Seearch Console như sau: 

  • Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản Google Search Console của bạn.
  • Bước 2: Trong danh sách các trang web, chọn website mà bạn muốn gửi sitemap. 
  • Bước 3: Trong bảng điều khiển bên trái, tìm và chọn mục 'Sitemaps'.
  • Bước 4: Trong phần 'Add a new sitemap', nhập URL của sơ đồ trang web của bạn (ví dụ: sitemap.xml).
  • Bước 5: Nhấn 'Submit' để gửi sơ đồ trang web của bạn.

Cách khai báo sitemap với GoogleNgoài ra bạn cũng có thể thêm đường dẫn đến sơ đồ trang web của bạn trong file robots.txt của trang web. Điều này giúp các công cụ tìm kiếm dễ dàng tìm thấy sơ đồ trang web khi họ quét trang web của bạn. Tuy nhiên bạn cần đảm bảo rằng sitemap của bạn thể hiện chính xác cấu trúc hiện tại của trang Web của bạn.

5. Tầm quan trọng của Sơ đồ trang web

Như đã trình bày ở trên, sơ đồ trang web (sitemap) đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý và tối ưu hóa trang web, đặc biệt là từ góc độ SEO. Không chỉ giúp các công cụ tìm kiếm và thu thập dữ liệu các trang trên website của bạn dễ dàng hơn mà sitemap còn giúp người dùng một cái nhìn tổng quan về cấu trúc và nội dung của trang web.
Đặc biệt Sitemap giúp bạn quản lý và theo dõi nội dung trên trang web của mình một cách dễ dàng, nhất là khi có sự thay đổi hoặc cập nhật mới về nội dung. Nó cũng hỗ trợ bạn phát hiện và sửa chữa các vấn đề liên quan đến cấu trúc trang web, như liên kết hỏng hoặc trang không được lập chỉ mục/ index  thông qua Google Search Console. 

Tầm quan trọng của Sơ đồ trang webCó thể thấy sơ đồ Website là một công cụ cần thiết cho bất kỳ trang web nào, từ việc tăng cường khả năng tìm kiếm hay hiển thị thông tin cho người dùng trên Website. Tuy nhiên nếu bạn không biết cách tạo sitemap đúng cách sẽ vô tình gây ra một số kết quả không mong muốn. Do đó, bạn nên nhờ đến sự trợ giúp từ các đơn vị có nghiệp vụ chuyên môn nhất định.
Hy vọng với những nội dung vừa chia sẻ ở trên sẽ góp phần giúp bạn hiểu rõ hơn về sơ đồ Website cũng như cách để tạo và gửi một sitemap chuẩn chỉnh. Nếu bạn có bất kỹ thắc mắc hay câu hỏi nào cần vấn đáp có thể liên hệ cho Vinalink Agency để được hỗ trợ một cách chi tiết nhất.
Nội dung tham khảo: 
[1] What is a sitemap
[2] Build and submit a sitemap

Call Zalo Messenger