CẨM NANG  Cẩm nang SEO

Schema Markup là gì? Lợi ích, phân loại và cách kiểm tra - Vinalink

15:37 | 24/10/2023

Schema Markup là một ngôn ngữ quan trọng để giúp cho Google và các công cụ tìm kiếm khác hiểu rõ hơn về nội dung và mục đích của website, từ đó giúp trang web nhanh chóng index và xếp hạng ở nhóm từ khóa mong muốn. Trong bài viết này, Vinalink sẽ giải đáp tới bạn đầy đủ và chi tiết nhất về Schema Markup là gì và cách cài Schema Markup nhanh nhất chỉ trong 5 phút.

Cùng bắt đầu nhé!

1. Schema Markup là gì?

Schema markup (hay còn được gọi là Schema.org hoặc structured data) là một loại ngôn ngữ được thêm vào đoạn mã HTML nhằm giúp công cụ tìm kiếm hiểu được nội dung website dễ dàng hơn, từ đó giúp đẩy nhanh quá trình quét và index - đặc biệt đối với những trang có thiết kế, nội dung phức tạp cần nhiều bước xử lý để thu thập thông tin.

 schema markup là gì 1


Mặc dù các công cụ tìm kiếm có thể đọc code HTML, tuy nhiên việc phải quét nhiều loại dữ liệu chồng chéo sẽ khiến quá trình thu thập thông tin lâu hơn. Do đó, Schema xuất hiện giúp các công cụ tìm kiếm giảm gánh nặng trong việc hiểu và xử lý dữ liệu phức tạp trên Internet, từ đó thúc đẩy trang có mặt trong bảng kết quả tìm kiếm được nhanh chóng hơn.

2. Lợi ích của Schema Markup đối với Website

Nhờ khả năng hỗ trợ và giúp các bộ máy tìm kiếm hiểu rõ hơn về nội dung website, Schema Markup là một công cụ mạnh mẽ mang lại cho các SEOer nhiều lợi ích đáng kể trong việc tối ưu thứ hạng tìm kiếm cho trang của mình.

Dưới đây là 4 lợi ích nổi bật nhất mà Schema Markup có thể giúp website bạn:

  • Giúp công cụ tìm kiếm hiểu nội dung trang web nhanh hơn: Schema giúp đánh dấu những nội dung quan trọng trong nội dung bài viết web, giúp công cụ tìm kiếm nhanh chóng hiểu và index hơn ngay cả với web có bộ dữ liệu lớn, phức tạp.
  • Giúp Google, Bing,... phân loại nội dung theo ngữ cảnh tìm kiếm: Schema Markup iúp công cụ tìm kiếm hiểu được từ khoá theo ngữ cảnh. Ví dụ: Apple là quả táo, tuy nhiên trong nhiều ngữ cảnh tìm kiếm khác, người dùng muốn tìm là điện thoại. Schema giúp công cụ tìm kiếm phân loại chính xác trang của bạn thuộc chủ đề nào, từ đó giúp bạn xếp hạng ở những nhóm key mình mong muốn.
schema markup là gì 2
  • Schema giúp bạn lên TOP nhanh hơn: Việc công cụ tìm kiếm hiểu nhanh chóng thông tin bạn truyền tải nhờ sự hỗ trợ của Schema sẽ giúp trang của bạn được index. Kết hợp với nội dung bạn truyền tải hữu ích và phù hợp với search intent (ý định tìm kiếm người dùng), trang của bạn sẽ nhanh chóng được các nền tảng tìm kiếm ưu ái và cho rank TOP.
  • Thúc đẩy traffic và chuyển đổi từ SEO: Nhờ cơ chế giúp công cụ tìm kiếm hiểu hơn về website của bạn và thúc đẩy lên TOP, Schema Markup giúp gián tiếp thu hút nguồn traffic và thậm chí cả chuyển đổi tới website của bạn.
  • Cải thiện CTR (Click through rate - Tỷ lệ click chuột): Chúng ta thường tin tưởng những đánh giá. Do đó, sự hiện diện của những số sao hoặc điểm đánh giá tốt sẽ có tác dụng rất lớn để kích thích khách hàng bấm xem trang web, từ đó cải thiện chỉ số CTR hiệu quả.

3. Các loại Schema Markup phổ biến hiện nay

Dưới đây là 6 loại Schema Markup phổ biến nhất giúp trang rank TOP hiệu quả mà SEOer cần phải biết để cải thiện thứ hạng website mình:

3.1 Organization schema markup

Organization Schema markup còn được gọi là schema công ty, đây là một loại Schema giúp hiển thị thông tin doanh nghiệp khi người dùng tìm kiếm từ khoá thương hiệu hoặc các từ khoá khác liên quan đến công ty đó.

schema markup là gì 7


Một Organization Schema markup sẽ gồm những thông tin cơ bản như: Logo công ty, giới thiệu doanh nghiệp, thông tin chung (tên CEO, ngày sáng lập, tổng số nhân sự,...), địa chỉ, website, mạng xã hội,...

3.2 Schema markup cho local business

Schema markup cho local business cực kỳ phù hợp cho các cửa hàng hoặc các doanh nghiệp có điểm bán vật lý ngoài đời thực, điều này giúp khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm địa chỉ để đến giao dịch.

Với Local Business Schema, người dùng hoàn toàn có thể tra cứu dễ dàng các thông tin về doanh nghiệp như: Địa chỉ, giờ mở cửa - đóng cửa, số điện thoại, thảo luận/review về địa điểm, đánh giá sao về địa điểm, hình ảnh địa điểm,...

3.3 Breadcrumbs Schema markup

Schema Breadcrumbs (hay còn được gọi breadcrumbs trail hoặc breadcrumbs navigation) là một thanh điều hướng phụ tập hợp các liên kết văn bản theo dạng mục cha - con, được phân tách bởi ký hiệu “/” hoặc “>”. Loại Schema này thường được áp dụng những website được bố trí cấu trúc silo với nhiều trang và phân cấp nội dung phức tạp. Chúng có tác dụng giúp người dùng dễ dàng xác định vị trí của mình trên trang, giúp trải nghiệm tra cứu thông tin trên website dễ dàng hơn.

3.4 Sitelink Schema markup

Schema Markup dạng Sitelink là một công cụ mạnh mẽ trong chiến lược SEO, giúp trang web hiển thị đồng thời nhiều liên kết liên quan như: bảng giá, danh mục sản phẩm, hỗ trợ,... trên bảng kết quả tìm kiếm (SERP). 

schema markup là gì 3

Điều này mang lại lợi ích to lớn cho cả chủ sở hữu trang web và người dùng. Bằng cách tích hợp schema markup sitelink, chủ website có thể giới thiệu được nhiều gợi ý tới khách hàng, giúp tăng lượt tiếp cận hiệu quả.
Ngược lại, với người dùng, việc có được nhiều gợi ý liên quan đến mong muốn tìm kiếm sẽ giúp họ nhanh chóng nhận được thông tin mình cần, từ đó cải thiện trải nghiệm khách hàng tốt hơn.

3.5 Product Schema markup

Product Schema markup là hình thức cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm ngay trên kết quả tìm kiếm với các thông tin quan trọng như giá cả, số sao đánh giá của người dùng,... Điều này giúp SEOer có thể thu hút một lượng lớn traffic có ý định mua hàng vào website mình, tăng cường cơ hội chuyển đổi.

3.6 Review Schema markup

Review schema markup là đoạn hiển thị xếp hạng dưới dạng sao hoặc điểm đánh giá trang web. Điều này làm trang web của bạn trở nên uy tín và hấp dẫn hơn với người dùng, từ đó kích thích khách hàng nhấp vào xem bài viết.

4. Cách kiểm tra Schema Markup

Kiểm tra Schema Markup là bước quan trọng giúp đảm bảo website được tối ưu thứ hạng SEO một cách tốt nhất. Một trong những cách đơn giản hiệu quả để kiểm tra Schema Markup là sử dụng công cụ chính thức của Schema.org. 

Để có thể kiểm tra Schema Markup bằng công cụ của Schema.org, bạn làm theo các bước sau

  • Bước 1: Truy cập công cụ kiểm tra mã đánh dấu Schema tại địa chỉ: https://validator.schema.org/. Dán đường link cần kiểm tra vào phần "Tìm nạp URL" và nhấn "Chạy thử nghiệm".
  • Bước 2: Chờ đợi quá trình phân tích hoàn tất. Sau thời gian chờ, hệ thống sẽ hiển thị thông tin về toàn bộ các loại dữ liệu có cấu trúc trong website của bạn.

5. Những Plugin hỗ trợ cài Schema Markup tốt nhất hiện nay

Để tạo Schema nhanh chóng và dễ dàng nhất, tốt hơn hết bạn nên dùng plugin. Chỉ việc làm theo hướng dẫn đơn giản, các tiện ích mở rộng này sẽ tự động tạo ra Schema như ý muốn của bạn, thay vì phải mất công tìm hiểu code phức tạp.

Dưới đây là một số plugin được ưa chuộng nhất mà bạn nên tham khảo:

5.1 Plugin All In One Schema.org Rich Snippets

All In One Schema.org Rich Snippets là một plugin WordPress phổ biến chuyên dùng để thêm các đoạn mã rich snippet một cách nhanh chóng và tiện lợi. Plugin này có những ưu điểm nổi bật sau:

schema markup là gì 4
 
  • Hoàn toàn miễn phí và ổn định.
  • Cực kỳ dễ sử dụng, đặc biệt là với những người không có kinh nghiệm lập trình. Chỉ cần làm theo hướng dẫn, bạn hoàn toàn có thể thực hiện làm Schema nhanh chóng mà không cần kiến thức chuyên sâu.
  • All In One Schema.org Rich Snippets hỗ trợ các rich snippet phổ biến, từ đánh giá đến sự kiện và sản phẩm giúp đáp ứng nhu cầu website của bạn.
  • Xem trước kết quả hiển thị snippet trên Google. Tính năng này giúp bạn điều chỉnh thông tin (nếu có) một cách thuận tiện. Điều này giúp bạn khi xuất bản trên thực tế, mọi thông tin sẽ được hiển thị đúng với mong muốn của mình.

5.2 Plugin Yoast SEO

Plugin Yoast SEO hiện nay là công cụ quan trọng và phổ biến nhất trên nền tảng WordPress để tối ưu hóa SEO cho trang web. Được phát triển từ năm 2010 đến nay, Yoast SEO đã trở thành một phần không thể thiếu đối với hầu hết các trang web WordPress.

Từ phiên bản 14.8 trở đi, Yoast SEO đã tích hợp khả năng cài đặt Schema cho từng trang và bài viết cụ thể trong website WordPress. Thay vì bị giới hạn với hai loại Schema chung là Web Page và Article, bạn có thể linh hoạt lựa chọn từ nhiều loại Schema khác nhau phù hợp với từng nội dung cụ thể.

schema markup là gì 6


Yoast SEO cho phép bạn chọn cực kỳ đa dang các loại Schema khác nhau như: Web Page, Item Page, About Page, FAQ Page, QA Page, Profile Page, Contact Page, Medical Web Page, Collection Page, Checkout Page, Real Estate Listing, Search Results Page cho Page Type,...

Để thiết lập Schema cho từng loại nội dung trên Yoast SEO, bạn có thể làm theo các bước sau: 

  • Bước 1: Truy cập vào mục SEO => Search Appearance => Content Types trong trang quản lý Yoast SEO. 
  • Bước 2: Thiết lập các Schema mặc định cho post, page và các custom post khác
  • Bước 3: Sau khi thiết lập xong, bạn bấm lưu lại để áp dụng các thay đổi.

Ngoài ra, bạn có thể thiết lập Schema cho từng bài viết hoặc trang cụ thể thông qua trình soạn thảo. Đối với Classic Editor, bạn kéo xuống phần thiết lập của Yoast SEO trong trang soạn thảo và chọn loại Schema mong muốn. Đối với Block Editor, bạn click vào biểu tượng Yoast SEO ở góc phải trên hoặc thông qua biểu tượng dấu ba chấm và lựa chọn loại Schema.

5.3 Thêm Schema Markup vào WooCommerce

Việc thêm Schema Markup vào WooCommerce cực kỳ quan trọng cho trang Thương mại điện tử của bạn bởi chúng giúp công cụ tìm kiếm hiểu về thương hiệu, loại tổ chức và các ngành hàng của bạn. Đồng thời, Schema cũng giúp bạn tăng cơ hội lên mục “Mua sắm” trong kết quả tìm kiếm, thu hút mạnh mẽ lượng traffic có nhu cầu giao dịch vào mua hàng của bạn.

Thông thường, các plugin tạo Schema thông dụng sẽ không sử dụng được cho các trang Thương mại điện tử. Do đó, với WooCommerce, bạn sẽ có một vài lựa chọn plugin khác như sau:

schema markup là gì 6
 
  • Yoast WooCommerce SEO: Plugin này của Yoast được tạo ra dành riêng để thiết lập Schema cho trang WooCommerce. Lưu ý, bạn cần trả phí cho plugin này để sử dụng, bản miễn phí của Yoast chỉ hỗ trợ trang web thông thường.
  • E-commerce SEO by WordLift: Đây là một plugin hỗ trợ thêm Schema và tối ưu giúp mặt hàng của bạn có cơ hội xuất hiện nhiều hơn trong danh sách kết quả “Mua sắm” của Google.
  • WPSSO Core: Plugin này cung cấp tính năng tạo Schema cho cửa hàng WooCommerce. Lưu ý, plugin này sẽ có cơ chế tính phí dựa trên số lượng cài đặt WordPress đang chạy.

Schema Markup là một công cụ hữu ích để giúp website của bạn nổi bật hơn trên kết quả tìm kiếm và tăng khả năng thu hút khách hàng tiềm năng. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Schema Markup là gì, tác dụng của nó và có thể tự mình cài đặt chúng một cách dễ dàng. Chúc bạn thành công!

Call Zalo Messenger