CẨM NANG  Cẩm nang SEO

Landing Page là gì? Tìm hiểu tổng quan về Landing Page

18:54 | 28/02/2024

Có thể thấy, những năm gần đây landing page “chiếm sóng” rộng khắp trang mạng internet và dần trở thành công cụ chủ chốt của nhiều doanh nghiệp trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế với tiềm năng thay thế cả website. Chính vì vậy, ở bài viết này Vinalink sẽ giúp bạn tìm hiểu sâu về landing page cũng như phân tích những tiềm năng của nó mang lại cho doanh nghiệp của bạn

 

Landing Page là gì?

Trước khi đến với khái niệm landing page chúng ta hãy dành 1 phút để nhìn lại cách người dùng tìm kiếm thông tin. Không sai, thông thường họ sẽ vào website thương hiệu và tìm kiếm nội dung họ cần trong các danh mục lớn cho đến đề mục nhỏ. Vấn đề xuất hiện khi họ đã lướt qua rất nhiều thông tin nhưng chưa tìm được sản phẩm hay những khuyến mãi họ cần và cuối cùng là bạn đã mất đi khách hàng này. 

Quay trở lại, landing page xuất hiện giúp tối ưu hành trình tìm kiếm của khách hàng bằng một trang độc lập chứa toàn bộ những thông tin như công dụng sản phẩm, đánh giá khách hàng, những khuyến mãi lớn và cả nút đặt hàng. 

Việc tối ưu hành trình khách hàng ngoài giúp tăng mức độ chuyển đổi cho doanh nghiệp mà còn đảm bảo được rằng khách hàng của bạn có thể tiếp nhận toàn bộ thông tin, điều bạn phải mất rất nhiều thời gian và công sức mới truyền tải được

Lợi ích của Landing Page trong hành trình tiêu dùng của khách hàng

 

3 loại Landing Page phổ biến

Hiện nay trên thị trường, landing page được thể hiện vô cùng đa dạng nhằm phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau tuy nhiên về cơ bản, có 3 loại landing page phổ biến như sau:

LEAD GENERATION LANDING PAGE

Lead generation landing page giúp doanh nghiệp thu thập thông tin liên hệ của người dùng, chẳng hạn như tên, email, số điện thoại nhằm hỗ trợ cho các hoạt động marketing khác như direct marketing, email marketing,... thông qua form đăng ký khuyến khích người dùng để lại thông tin để được nhận quà tặng kèm như với sách ebook, voucher giảm giá, khóa học miễn phí,...

SALES LANDING PAGE

Đúng như cái tên sales landing page, trang web được thiết kế nhằm thúc đẩy chuyển đổi doanh số thông qua việc thuyết phục khách hàng quyết định mua hàng ngay lập tức. Để làm được điều này, sale landing page phải đảm bảo các yếu tố chủ chốt mà khách hàng cần như công dụng sản phẩm, số lượng lượt mua và đặc biệt là chương trình khuyến mãi. 

CLICK-THROUGH LANDING PAGE

Thoạt đầu nếu nghe tới cái tên này có thể sẽ khiến bạn khó hình dung nhưng chắc hẳn bạn đã từng thấy qua các trang quảng cáo mà khi bạn nhấp vào nó lặp tức dẫn bạn đến các sàn thương mại điện tử, không đâu xa lạ đó là click-through landing page. Đóng vai trò như bên trung gian giúp tung ra “demo” cho website của bạn nhằm khơi gợi sự tò mò cho khách hàng cuối cùng là dẫn họ đến tham quan website của bạn.

Một số loại landing page phổ biến hiện nay

 

Website và landing page có gì khác biệt?

Về hình thức, website và landing page đều có đặc điểm giống nhau là liên kết chứa nội dung hỗ trợ chuyển đổi cho doanh nghiệp. Tuy nhiên về mục đích sử dụng hay những khía cạnh khác 2 công cụ này lại có phần khác biệt như sau: 

 
 

Landing page

Website

Hình thức

Để đơn giản hóa khái niệm, landing page có thể xem như mini-website hay một chương trong cuốn sách với giao diện bắt mắt giúp người dùng truy cập đến nội dung cần xem nhanh nhất có thể.

Cùng với ví dụ bên, website được ví như một cuốn sách có nhiều chương, mỗi chương được phân ra các đề mục nhỏ nhằm làm rõ nội dung mang tên doanh nghiệp

Mục đích sử dụng

  • Cập nhật chương trình khuyến mãi 
  • Thu nhập thông tin người dùng
  • Tăng tỷ lệ chuyển đổi
  • Tập trung vào một sản phẩm nhất định
  • Giới thiệu thông tin thương hiệu
  • Cập nhật thông tin tất cả sản phẩm
  • Tăng uy tín cho doanh nghiệp

Đối tượng mục tiêu

Thông thường, landing page được xuất bản để phục vụ cho một chiến dịch cụ thể. Do đó, đối tượng mục tiêu của mỗi landing page sẽ được tập trung và cụ thể theo từng chiến dịch

Ngược lại với landing page, website có dòng đời sử dụng dài và ổn định hơn. Do đó, đối tượng mục tiêu của website chính là tệp khách hàng mà doanh nghiệp đang hướng tới bao gồm cả mới và cũ

Khả năng thay đổi

Đây được xem là điểm mạnh lớn nhất của landing page vì tại đây marketer có thể thoải mái linh động thay đổi về bố cục hay nội dung của chiến dịch

Có phần bất tiện hơn bởi nếu muốn thay đổi giao diện hay bố cục website, doanh nghiệp phải liên hệ với bộ phận công nghệ thông tin hoặc bên thứ ba để thao tác

Tỷ lệ chuyển đổi

Tỷ lệ chuyển đổi cao hơn

Tỷ lệ chuyển đổi thấp hơn

5 bước thiết kế Landing Page

Bước 1: Lên ý tưởng về concept phù hợp với mục tiêu muốn chuyển đổi

Phần lớn landing page đóng vai trò như một seller cung cấp cho khách hàng mọi thông tin của sản phẩm và sau cùng là “chốt sale” cho khách hàng đó. Như vậy, để có thể chốt đơn thành công đòi hỏi “seller ảo” của bạn cần thu hút người xem và tạo điểm chạm đúng vào nhu cầu của họ. 

Đừng quá lo lắng vì ở bước này nhiệm vụ của bạn chỉ là liệt kê ra những mong muốn của khách hàng và những thứ bạn có thể cung cấp cho họ. Sau đó, xâu chuỗi lại những thông tin cốt lõi nhất và tìm ra concept, phong cách phù hợp với doanh nghiệp, sản phẩm của bạn 

Bước 2: Lựa chọn bố cục xây dựng landing page 


Bước 2: Lựa chọn bố cục xây dựng landing page 

Trên thực tế, doanh nghiệp thường xây dựng chiến lược marketing của mình dựa theo hành trình khách hàng, tức có nghĩa họ sẽ quan sát hành vi người dùng từ giai đoạn nhận biết sản phẩm cho đến giai đoạn quyết định mua để đề ra những chiến lược phù hợp, landing page cũng không ngoại lệ. Để tăng tỷ lệ chuyển đổi trên landing page bạn cần xây dựng bố cục nội dung theo từng giai đoạn hành trình khách hàng nhằm bám sát với mong muốn của họ. Một số bố cục nội dung bạn có thể tham khảo như:

  • Mô hình AIDA
  • Mô hình PAS
  • Xây dựng storytelling
Bước 3: Viết nội dung


Bước 3: Viết nội dung

Sau khi lựa chọn bố cục và hệ thống các đầu mục thông tin hoàn hảo cho landing page, công đoạn tiếp theo không kém phần quan trọng chính là biên tập lại nội dung để đảm bảo nội dung được ngắn gọn nhưng vẫn đầy đủ nhằm khơi gợi nhu cầu từ khách hàng

Bước 4: Thiết kế giao diện và sắp xếp vị trí nội dung 

Từ những ý tưởng lóe lên ở bước 1, đây là lúc bạn hiện thực hóa nó và ứng dụng vào những nội dung bạn muốn truyền tải. Một số lưu ý mà bạn nên biết để tối ưu hóa landing page chính là: 

  • Không nên quá ôm đồm nội dung dẫn đến cảm giác ngộp cho người dùng
  • Sử dụng hình ảnh xen kẽ giúp giảm gánh nặng cho nội dung
  • Thiết kế CTA dễ nhìn thấy và dễ thao tác 
  • Sử dụng định dạng bullet để nội dung thêm trực quan 
Bước 5: Sản xuất landing page


Bước 5: Sản xuất landing page

Chúc mừng bạn đã hoàn thiện được 90% của một landing page thành công. Nhiệm vụ cuối cùng trước khi xuất bản mà nhiều doanh nghiệp bỏ qua gây mất điểm trong mắt người tiêu dùng chính là rà soát chính tả và kiểm tra khả năng hoạt động của form đăng ký, nút CTA, video,... Bởi một landing page chỉnh chu sẽ mang lại những ấn tượng sâu sắc cũng như phản ánh độ chuyên nghiệp và uy tín của sản phẩm, doanh nghiệp.

Tổng kết: Có thể thấy landing page đóng vai trò như cuộc cách mạng mới cho hoạt động marketing online, do đó để bắt kịp với thị trường cũng như thu hút thị phần khách hàng về mình doanh nghiệp cần đầu tư phát triển landing page hiệu quả. Bài viết trên đây, Vinalink đã tổng hợp và giải đáp những thắc mắc xoay quanh landing page, hi vọng bài viết có thể cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích để ứng dụng vào chính mô hình kinh doanh của bạn
Tham khảo các nội dung hữu ích tại trang: Cẩm Nang SEO nhé!

Call Zalo Messenger