CẨM NANG  Cẩm nang Digital Marketing

Target Market là gì? Tầm quan trọng và cách xác định Target Market

20:10 | 22/11/2023
Theo bạn, tại sao doanh nghiệp không nhắm tới tệp khách hàng rộng hơn để bán được nhiều hàng hơn mà chỉ nhắm tới một nhóm đối tượng nhất định? Ở bài viết này, Vinalink sẽ giải thích triệt vấn đề này và giúp bạn xác định target market của các doanh nghiệp hiện nay.

1. Target là gì?

Target trong kinh doanh là đích đến của các doanh nghiệp xuyên suốt quá trình vận hành hay đơn giản hơn là mục tiêu của từng phòng ban, từng chiến dịch. Để cụ thể hóa hơn, target thường được đặt ra để giải quyết cho các câu hỏi như:

  • Mục tiêu doanh thu cần đạt được là bao nhiêu?
  • Đối tượng cần nhắm tới là những ai?
  • Sau chiến dịch doanh nghiệp tạo ra giá trị gì?

Ngoài ra, target còn đóng vai trò tạo động lực cho doanh nghiệp vượt qua giới hạn trong thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.

2. Target Market là gì?

Target market là thuộc nhóm khách hàng lý tưởng có thể cùng nhu cầu, sở thích phù hợp với sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp cung cấp. Việc xác định target market sẽ giúp doanh nghiệp tập trung nhân lực marketing cho một nhóm thị trường cụ thể đem lại hiệu quả kinh doanh tốt nhất cho doanh nghiệp.

Target Market là gì?

Phân biệt giữa thị trường mục tiêu và đối tượng mục tiêu

Một điều bạn cần phân biệt rõ ràng là target market khác với đối tượng mục tiêu. Thông thường, thị trường mục tiêu có quy mô rộng hơn nhằm phục vụ cho chiến lược kinh doanh về lâu về dài của công ty. Ngược lại, nhóm đối tượng mục tiêu lại xuất phát từ những người có đặc điểm, hành vi hay mối quan tâm đặc biệt phù với một chiến dịch cụ thể. Sự nhầm lẫn này khiến bạn vô tình thu hẹp thị trường quá mức dẫn đến khó lên chiến lược kinh doanh. 

3. Tầm quan trọng của việc xác định Target Market

Theo khảo sát đến từ CoSchedule, việc lên chiến lược kinh doanh rõ ràng và phù hợp giúp nhà kinh doanh nhận lại kết quả khả quan hơn 414%. Qua đó cho thấy, xác định target market chính là tiền tố giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu tổng thể của mình. 

Hơn thế, target market đóng vai trò như “kim chỉ nam” trong quá trình hoàn thiện sản phẩm của doanh nghiệp nhờ vào những đặc điểm chung như nhân khẩu, tâm lý, hành vi của khách hàng mà nó mang lại. Ngoài ra, việc hiểu rõ target market còn giúp bạn tối ưu chi phí quảng cáo, chi phí phân phối hiệu quả hơn bao giờ hết. 

4. Cách xác định Target Market cho doanh nghiệp

Nhiều doanh nghiệp vẫn đang có một hiểu lầm rằng tất cả mọi người đều có thể sử dụng sản phẩm của họ kéo theo đề ra chiến lược không mấy phù hợp. Để câu chuyện kinh doanh của bạn thuận lợi hơn, Vinalink sẽ chia sẻ đến bạn cách xác định target market “bách phát bách trúng” cho doanh nghiệp:  

Bước 1. Tổng hợp cơ sở dữ liệu về khách hàng

Để quá trình xác định target market đơn giản hơn bạn cần nhóm chung các đặc điểm của những khách hàng hiện tại như họ đến từ nông thôn hay thành thị, họ thuộc dân trí thức hay người lao động,...

Trong tình hình bạn vẫn chưa có khách hàng đầu tiên, hãy mạnh dạn với các chiến dịch dùng thử để đổi lại là suy nghĩ của họ về sản phẩm hay các thông tin cơ bản của người dùng.

Bước 2: Tìm hiểu về đối thủ trên thị trường 

Đây là bước giúp bạn định hình xem mình có đi đúng hướng hay không vì đối thủ chính là “tấm gương soi” tốt nhất dành cho bạn. Ở bước này bạn cần biết market leader trong ngành là ai? Đối thủ của bạn gồm những doanh nghiệp nào? Khách hàng hiện tại của họ có những đặc điểm ra sao? 

Target Market là gì?


Bước 3: Phân tích giá trị của sản phẩm của bạn

Bạn cần liệt kê những ưu điểm, lợi ích mà sản phẩm của bạn có thể mang lại cho người dùng hay nói cách khác là điều có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Ví dụ: nếu bạn đang bán những sản phẩm hỗ trợ hệ tiêu hóa cho chó mèo giúp việc nuôi thú cưng dễ dàng hơn, từ đó suy ra phân khúc khách hàng của bạn sẽ là : người đang nuôi thú cưng hoặc những người có thể sẽ nuôi thú cưng 

Bước 4: Mô tả target market của bạn

Sau các bước phân tích thì đây là lúc tổng hợp những thông tin mà bạn vừa nghiên cứu một cách logic thành cái gọi là “Target Market”. Đừng lo lắng nếu bạn chưa biết mô tả nó thế nào, dựa vào yếu tố nhân khẩu học, địa lý,  tâm lý, hành vi sẽ giúp bạn vẽ ra “chân dung” thị trường mục tiêu chuẩn xác. 

Để thêm phần chắc chắn cho target market đã quyết định bạn nên xem xét lại bằng những câu hỏi giả định sau:

  • Target market của bạn có cần sản phẩm này không?
  • Khả năng tài chính của họ có đủ để sẵn sàng chi trả cho sản phẩm này không?
  • Sản phẩm này có giải quyết được nhu cầu của họ không?

5. Phân khúc thị trường mục tiêu

5.1 Phân khúc theo nhân khẩu học

Nhân khẩu học là phân khúc phổ biến nhất được nhiều doanh nghiệp B2C lựa chọn để xác định thị trường mục tiêu của họ. Tại yếu tố này giúp doanh nghiệp có cái nhìn sơ bộ về chân dung người dùng thông qua các thuộc tính như:

  • Độ tuổi 
  • Xu hướng tính dục
  • Khả năng tài chính 
  • Trình độ học vấn
  • Vị trí định cư

5.2 Phân khúc theo tâm lý học

Với phân khúc về tâm lý, ngoài các doanh nghiệp có mô hình B2C phân khúc này còn phù hợp cho chiến lược quảng bá của doanh nghiệp B2B.

Khác với nhân khẩu học mô tả thị trường mục tiêu của bạn có những ai, phân khúc tâm lý học phân tích về động cơ đằng sau, lý do tại sao họ chọn mua sản phẩm của bạn. Một số yếu tố có thể được đề cập như: quan điểm sống, mối quan tâm, góc nhìn cá nhân về một vấn đề,… 

Target Market là gì?


5.3 Phân khúc theo hành vi

Bằng cách xác định và phân tích hành vi của người tiêu dùng, phân khúc hành vi giúp doanh nghiệp “nghiệm thu” về những tác động ảnh hưởng đến quyết định chọn mua hay thói quen mua hàng của người dùng. Từ đó giúp các marketer bám sát vào nhóm thị trường cụ thể, nâng cao hiệu quả chiến dịch quảng bá. Một số nhóm hành vi bạn nên nghiên cứu như:

  • Thời điểm mua hàng
  • Tần suất sử dụng
  • Thứ tự ưu tiên của sản phẩm
  • Hành trình mua hàng

5.4 Phân khúc theo công ty

Có thể nói đây là nhóm phân khúc ít phổ biến nhất bởi nó là “bản tổng hợp” từ 3 phân khúc trên nhưng chỉ dành cho các doanh nghiệp B2B. Phân khúc công ty giúp nhà kinh doanh sắp xếp các doanh nghiệp khách hàng thành một tập hợp có thuộc tính chung, chẳng hạn như sản phẩm/dịch vụ, nơi phân phối chính, quy mô doanh nghiệp, hình thức bán hàng,... 

6. Các chiến lược target marketing

6.1 Marketing rộng rãi

Marketing rộng rãi thường ứng dụng trong các ngành hàng thiết yếu hay những ngành hàng mà bạn không phải mất quá nhiều thời gian và công sức để giáo dục khách hàng về công dụng hay cách dùng sản phẩm mà thay vào đó là tập trung tối đa cho việc nâng cấp chất lượng sản phẩm và tạo tỷ suất xuất hiện thị chúng càng nhiều càng tốt. 

Với đặc điểm “người người nhà nhà” đều dùng, bạn sẽ không cần tạo ra nhiều chiến dịch để chinh phục những phân khúc thị trường khác nhau mà chỉ cần thực hiện chiến dịch duy nhất cho toàn bộ thị trường.

Các ngành hàng ứng dụng marketing rộng rãi như ngành hàng FMCG, dịch vụ bưu chính viễn thông, công ty điện lực,...

6.2 Marketing khác biệt hóa

Là một chiến lược marketing khá phổ biến, thường thấy qua các doanh nghiệp có tệp khách hàng đa dạng hoặc phân khúc thị trường cùng đặc điểm nhân khẩu nhưng lại khác về hành vi thói quen tiêu dùng. Ở marketing khác biệt hóa đòi hỏi doanh nghiệp phải sáng tạo trong cách khai thác insight cho mỗi chiến dịch khác nhau. Chiến lược này phù hợp với các doanh nghiệp quy mô vừa và lớn vì đa phần đòi hỏi mức ngân sách marketing khá cao.

Target Market là gì?

Một số chiến lược marketing thường thấy

6.3 Marketing ngách

Điểm đặc biệt của thị trường ngách là thường có tỷ lệ cạnh tranh gần như bằng 0. Tại sao lại nói như vậy? Lý do là chiến lược marketing ngách chỉ đánh vào những khách hàng chưa được thỏa mãn nhu cầu do một vài nguyên nhân thiểu số nào đó mà doanh nghiệp chính thống không giải quyết được. 

Ví dụ như: dịch vụ làm giày size đại, trung tâm dạy luyện vẽ thi đại học,...

Điểm trừ cho thị trường này là không thể tiếp cận khách hàng một cách đại trà mà cần có chiến lược cá nhân hóa. Tuy nhiên điều này lại rất phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ đang thâm nhập vào một thị trường đã và đang bão hòa. 

6.4 Marketing vi mô

Marketing vi mô là chiến dịch quảng bá thường được ứng dụng để marketing cho một phân khúc nhỏ trong target market của bạn. Đối tượng mục tiêu của chiến dịch được xác định dựa vào nhiều yếu tố như tuổi tác, vị trí địa lý, giới tính, hành vì,...

Một chiến dịch marketing vi mô vô cùng thành công có thể nói đến là “Shake a Coke” của Coca Cola. Chiến dịch được khởi nguồn tại Úc và bùng nổ trên hơn 70 quốc gia trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam. Ý tưởng được triển khai bằng 150 cái tên phổ biến ở Úc được in lên thân lon Coca Cola, dự án này đã thành công khơi gợi hành động từ một tệp người dùng nhất định mà họ muốn.

7. Case study về target marketing

Netflix nổi tiếng là một ứng dụng xem phim trực tuyến chất lượng cao, tính đến thời điểm hiện tại đã thu hút hơn 154 triệu người dùng trên nền tảng. Để được con số ấn tượng như vậy là nhờ vào thuật toán đề xuất nội dung phù hợp dựa theo sở thích, đánh giá của người dùng. 

Thuật toán này giúp đáp ứng nhu cầu giải trí và đem lại trải nghiệm xem phim tốt hơn cho người dùng. Bên cạnh đó tính năng cá nhân hóa giúp Netflix tiếp cận được nhiều tệp khách hàng khác nhau và thành công trong việc mở rộng thị trường mục tiêu. 

Target Market là gì?

Case study về chiến lược target marketing của Netflix

Bên trên là nội dung chi tiết mà đội ngũ Vinalink đã tổng hợp về chủ đề Target Market. Hi vọng bài viết này có thể giúp bạn giải đáp định nghĩa về target market cũng như cách xác định thị trường mục tiêu chính xác cho doanh nghiệp của mình. 

Nếu muốn hiểu hơn về các vấn đề trong lĩnh vực kinh doanh và marketing, mời bạn theo dõi những nội dung tiếp theo trên website chính thống của Vinalink.

Call Zalo Messenger