CẨM NANG  Cẩm nang Digital Marketing

Google Business là gì? Hướng dẫn cách setup và quản lý doanh nghiệp

18:49 | 12/12/2023

Google Business là gì? Cách setup và quản lý tài khoản Google Business như thế nào? Vinalink và chuyên gia Google Ads - Nguyễn Tuấn Vũ sẽ chia sẻ chi tiết các thông tin này trong bài viết dưới đây. Cùng tìm hiểu nhé!

1. Google Business là gì?

Google Business là một công cụ miễn phí của Google giúp doanh nghiệp quản lý được sự hiện diện trực tuyến của mình trên Google Search và Google Maps. Với tài khoản Google Business, bạn có thể quản lý được các thông tin của doanh nghiệp và giúp khách hàng biết về doanh nghiệp nhiều hơn. 

2. Hướng dẫn cách setup Google Business

Chuyên gia Nguyễn Tuấn Vũ - chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Google Adwords của Vinalink sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách setup Google Business theo các bước như sau: 

Bước 1: Truy cập vào trang google.com/business/ và đăng nhập bằng email của bạn. 

Bước 2: Điền tên doanh nghiệp và lựa chọn danh mục kinh doanh của bạn, sau đó chọn “Tiếp theo” để đồng ý với Điều khoản và điều kiện cũng như Chính sách quyền riêng tư của Google.

Điền tên doanh nghiệp và lựa chọn danh mục kinh doanh
Điền tên doanh nghiệp và lựa chọn danh mục kinh doanh

Bước 3: Thêm vị trí cho doanh nghiệp của bạn. (Nếu bạn chỉ bán hàng online, không có cửa hàng vật lý thì bạn có thể chọn không).

Nếu bạn có cửa hàng vật lý, bạn chọn “Có” và điền thông tin vị trí để cửa hàng được hiển thị trên Google Maps và Google Search khi khách hàng tìm kiếm thông tin doanh nghiệp của bạn. 

Thêm vị trí cho doanh nghiệp

Google có thể sẽ hỏi xem bạn còn địa chỉ nào nữa không. Bạn chọn “Có” nếu muốn thêm các địa chỉ chi nhánh của doanh nghiệp, ngược lại bạn chọn “không” là hoàn thành bước này. 

Bước 4: Điền thông tin liên lạc của doanh nghiệp bạn muốn hiển thị với khách hàng. Bạn có thể thêm số điện thoại Hotline, URL website hoặc cả hai. 

Điền thông tin liên lạc của doanh nghiệp
Điền thông tin liên lạc của doanh nghiệp

Bước 5: Chọn phương thức để Google xác minh doanh nghiệp của bạn. Bạn sẽ mất thời gian từ 2-4 tuần để nhận được mã PIN xác nhận từ Google. Nếu bạn muốn chạy quảng cáo Google Ads ngay thì bạn có thể bỏ qua bước này và chọn “Xác minh sau”. 

Chọn phương thức để Google xác minh doanh nghiệp
Chọn phương thức để Google xác minh doanh nghiệp

Bước 6: Thêm các dịch vụ mà doanh nghiệp bạn cung cấp. 

Thêm các dịch vụ mà doanh nghiệp
Thêm các dịch vụ mà doanh nghiệp

Bước 7: Thêm giờ làm việc cho doanh nghiệp của bạn. 

Thêm giờ làm việc cho doanh nghiệp
Thêm giờ làm việc cho doanh nghiệp

Bước 8: Thêm mô tả cho doanh nghiệp của bạn để khách hàng hiểu rõ hơn. 

Thêm mô tả cho doanh nghiệp

Bước 10: Thêm ảnh chụp cửa hàng.

Thêm ảnh chụp cửa hàng
Thêm ảnh chụp cửa hàng

Bước 11: Chọn “Bắt đầu ngay bây giờ” là bạn đã hoàn thành setup Google Business và có thể bắt đầu chạy quảng cáo. 

hoàn thành setup Google Business
hoàn thành setup Google Business

3. Cách dùng và quản lý Google Business 

Để dùng và quản lý Google Business một cách thành thạo, bạn cần phải hiểu rõ các mục trong Google Business. Thông tin chi tiết về các mục như sau: 

3.1 Các mục trên trang tổng quan

Trên trang tổng quan của Google Business bao gồm các mục sau: 

Các mục trên trang tổng quan
  • Quản lý vị trí (Manage Location): Bạn có thể quản lý các vị trí của doanh nghiệp mà bạn đang để hiển thị trên tài khoản Google Business. 
  • Tài khoản được liên kết (Linked Accounts): Bạn có thể liên kết với nhiều tài khoản khác nhau, ví dụ như liên kết với các tài khoản quảng cáo Google. 
  • Cài đặt (Setting): Cho phép bạn cài đặt ngôn ngữ, hiển thị đánh giá, hình ảnh và một số cài đặt khác.
  • Hỗ trợ (Support): Bạn có thể liên hệ để được Google hỗ trợ nếu gặp vấn đề gì khi đang sử dụng tài khoản Google Business. 

3.2 Các mục quản lý bài viết (Post)

Mục quản lý bài viết là nơi bạn có thể đăng tải các bài viết mới và quản lý các bài viết đã đăng. Bạn có thể lựa chọn nhiều hình thức đăng khác nhau phù hợp với mỗi nội dung bài viết như: 

  • Nội dung mới (What’s new): Bạn có thể đăng tải những thông tin mới nhất về doanh nghiệp của bạn, như thay đổi thông tin liên hệ, ra mắt sản phẩm mới … 
  • Sự kiện (Events): Bạn có thể đăng tải bài viết các thông tin chi tiết về sự kiện của doanh nghiệp như địa điểm, thời gian diễn ra, nội dung chương trình … 
  • Cung cấp (Offer): Bạn cung cấp các mã giảm giá, ưu đãi để kích thích khách hàng mua hàng. 
  • Sản phẩm (Products): Bạn chia sẻ các thông tin về sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp với khách hàng. 

3.3 Thông tin (Infor)

Bạn có thể điền các thông tin doanh nghiệp của mình để giúp khách hàng biết rõ về doanh nghiệp của bạn hơn. Bạn nên điền đầy đủ các thông tin như: Tên cửa hàng, ngành nghề, địa điểm cung cấp, thời gian hoạt động, số điện thoại và địa chỉ website. Các thông tin này sẽ giúp tăng trải nghiệm người dùng và nâng cao tỷ lệ mua sắm. 

3.4 Thông tin chi tiết (Insight)

Ở mục này bạn sẽ được Google cập nhật các dữ liệu về khách hàng, giúp bạn thấu hiểu được khách hàng của mình và đưa ra được những chiến lược phù hợp để phát triển cửa hàng.
Bạn sẽ có được các thông tin như: khách hàng đang tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ gì? khách hàng tìm kiếm về doanh nghiệp thông qua phương thức nào? khách hàng thấy doanh nghiệp của bạn trên Google Search hay Google Maps? khách hàng thực hiện hành động gì khi truy cập vào Google Maps của doanh nghiệp bạn? … 

3.5 Đánh giá của người dùng (Review)

Đây là nơi khách hàng đưa ra những đánh giá về doanh nghiệp của bạn, nó sẽ ảnh hưởng đến thứ hạng tìm kiếm của doanh nghiệp bạn trên Google Maps. Bạn nên phản hồi nhanh chóng nếu khách hàng có các câu hỏi và cũng nên báo cáo lại với Google những đánh giá sai sự thật về doanh nghiệp của bạn. 

3.6 Hình ảnh (Photos)

Bạn nên thêm các hình ảnh về doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ, đội ngũ nhân viên … để tăng sự uy tín của doanh nghiệp. Điều này cũng sẽ giúp thu hút sự chú ý của khách hàng và gia tăng khả năng bán hàng. 

3.7 Website

Google cho phép bạn tự tạo một trang web cho doanh nghiệp của mình. Bạn có thể thay đổi các giao diện khác nhau, cập nhật các thông tin giá trị để thu hút và giữ chân khách hàng. 

3.8 User

Bạn có thể điều chỉnh các vai trò khác nhau khi quản lý Google Business như: Chủ sở hữu, người quản lý, người quản lý truyền thông. Mỗi vai trò sẽ có những quyền riêng trong Google Business. 

3.9 Quảng cáo Google Business (Create an Ad)

Bạn có thể sử dụng quảng cáo Google để giúp doanh nghiệp của bạn phát triển hơn. Sau khi đã setup tài khoản Google Business là bạn đã có thể bắt đầu chạy quảng cáo. Nếu không hiểu rõ về quảng cáo Google Ads, bạn có thể liên hệ với Vinalink để được các chuyên gia hàng đầu hỗ trợ. 

3.10 Thêm địa chỉ mới (Add New Location)

Một tài khoản Google Business có thể thêm nhiều địa chỉ khác nhau. Bạn có thể thêm các chi nhánh mới hoặc thay đổi địa chỉ của doanh nghiệp khi cần. 

Qua bài viết, Vinalink và chuyên gia Nguyễn Tuấn Vũ đã chia sẻ các thông tin hữu ích về Google Business. Bạn đọc đã nắm được Google Business là gì, cách setup Google Business và cách sử dụng, quản lý tài khoản này. Nếu bạn cần hỗ trợ thêm thông tin gì về tài khoản Google Business, hãy truy cập vào website https://vinalink.com/ hoặc liên hệ Hotline 024.3972.6746/47. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết
Call Zalo Messenger